Posts

Showing posts from July, 2014

Thầu khoán xây dựng - ông là ai?

Image
Thầu xây dựng được xem là một nghề thu nhiều lợi nhuận. Những người có kinh nghiệm trong nghề xây dựng, có vốn và muốn làm ăn lớn thường đứng ra thành lập công ty, doanh nghiệp. Còn những người cũng có chút ít kinh nghiệm nhưng không có vốn thì hoạt động theo kiểu của thầu nhỏ. 1. Từ thợ đến thầu Một chủ thầu xây dựng không nhất thiết phải là một người thợ xuất sắc nhưng cần phải có sự am hiểu về xây dựng nói chung và có khả năng quản lý. Sự am hiểu này được xét trên các phương diện như: có kinh nghiệm tổ chức thợ làm việc, biết xem bản thiết kế, biết tính toán chi phí, khối lượng công việc phải làm… Nói thì đơn giản vậy nhưng từ một người thợ, tính từ khi mới vào nghề cho đến lúc có thể đứng ở vị trí chủ thầu phải mất từ 10 năm trong nghề trở lên. Ngoài kinh nghiệm và sự hiểu biết về nghề, các chủ thầu xây dựng còn phải tập hợp được trong tay mình một đội ngũ thợ lành nghề. Anh Nguyễn Văn Dũng - một chủ thầu xây dựng ở KV 7, Phường Ngô Mây - cho biết: "Tùy theo công t

Cần có định chế cho ... cai thầu xây dựng.

Image
Khi tốc độ Công nghiệp và Đô thị hóa ngày càng phát triển.Đất nông nghiệp bị thu hẹp.Nông dân không có ruộng lên công trường làm phụ hồ kiếm sống rồi, bỗng dưng… trở thành cai thầu xây dựng và muôn sự rắc rối xảy ra… "Sếp" không hiểu luật Nguyễn Tuấn quê ở huyện Quốc Oai cho biết: "Hồi này, thợ xây có rất nhiều việc làm.Mình vừa mới nhận được mấy công trình, thợ thuyền vắng quá. Mình phải về quê lấy thêm… quân. Nếu xong mấy công trình này mình sẽ kiếm được một khoản kha khá cho vợ con". Nguyễn Tuấn vốn chỉ mới học chưa hết bậc tiểu học đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng do đi làm phụ hồ nhiều năm, quen tay quen việc và "vọc vạch" đọc được bản vẽ (thiết kế) thế là Tuấn nhảy lên làm “Cai thầu xây dựng” và bỗng dưng… thành.."sếp". Tuấn cũng cắp cặp đi ký kết các hợp đồng với các chủ đầu tư xây dựng, Chủ Dự án hoặc là nhận khoán những hạng mục công trình của họ. Nhưng khi hỏi về những vấn đề về bảo hộ lao động, về bảo hiểm y tế ,bảo hi

Nhà thầu xây dựng: Chọn ai, ai chọn ?

Image
Chọn thầu luôn là công đoạn gian nan và quyết định nhất trong toàn bộ tiến trình xây nhà. Chọn đúng thì mọi việc suôn sẻ, xây xong thở phào. Chọn sai thì... "Trước khi xây nhà thì bạn có tiền còn ông thầu có kinh nghiệm, sau khi xây xong thì ông thầu có tiền còn bạn có kinh nghiệm” như câu trào lộng hay nghe đây đó mỗi khi có người có dịp “kể tội” các nhà thầu! Thế nhưng thực tế có hoàn toàn như vậy không? Kính thưa nhà thầu! Trước hết người viết xin nói rõ rằng “kính thưa” ở đây không phải là “kính thưa đểu và đau” như người ta thường nói kiểu “kính thưa ôsin”, mà là “kính thưa” thật, là thái độ tôn trọng thật sự đối với vai trò và sự đóng góp của các nhà thầu trong môi trường xây dựng tại Việt Nam. Thông qua bài viết này, chúng tôi – những người thiết kế, đứng ở khoảng giữa nhà thầu và gia chủ – muốn có một cái nhìn khác, khách quan hơn, bao dung hơn về các nhà thầu xây dựng vốn thường bị mang nhiều điều tiếng trong nghề nghiệp. Xã hội nào, đất nước nào cũng

Xây nhà tiết kiệm chi phí, không khó

Image
Trước mùa cao điểm xây dựng nhà đang đến gần, người xây nhà đang rất lo lắng vì giá vật liệu xây dựng tăng khoảng 7 - 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các chuyên gia, nếu biết cách, người xây nhà vẫn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. 1. Chọn nhà thầu uy tín Đó là lời khuyên của kiến trúc sư Lê Thị Ánh Nguyệt, Giám đốc Công ty kiến trúc Bách Việt dành cho những gia chủ xây nhà theo hình thức khoán trọn gói (chi phí thi công lẫn nguyên vật liệu xây dựng). Bởi theo chị Nguyệt, một nhà thầu lâu năm và có mật độ xây dựng cao sẽ được các đại lý phân phối vật liệu xây dựng trích phần trăm cao, từ đó chia sẻ một phần lợi nhuận cho gia chủ bằng việc đưa ra mức chi phí xây dựng hợp lý hơn. Thông thường, gia chủ đi mua gạch, thiết bị vệ sinh, cửa, kính, bóng đèn, dây điện, ống nước… được đại lý, cửa hàng chiết khấu từ 5 - 10%. Nhưng nếu nhà thầu đi mua sẽ được giảm giá đến 20%. Nhà thầu nào kinh doanh uy tín, có mật độ xây dựng cao, nhiều mặt hàng được chiết khấu đến 30%, thậm ch

Thiết kế căn nhà mát mẻ mặt tiền hướng chính Tây

Image
Nhiều ngôi nhà có mảnh đất vuông vắn khá đẹp nhưng mặt tiền lại nằm ở hướng chính Tây khiến chủ nhà lo lắng sẽ gặp bất lợi do nắng nóng. Tuy nhiên, có những thiết kế giải quyết được yếu điểm này. Dưới đây là một thiết kế như vậy. Đây là biệt thự từng đoạt giải khuyến khích Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2012. Chủ nhà muốn có một không gian sống tiện nghi, thư giãn, đồng thời giải quyết được bất lợi của thời tiết. KTS Hoàng Thúc Hào và KTS Đỗ Minh Đức đã đưa ra ý tưởng hướng đến một biệt thự nhiệt đới với mái dốc lớn, tấm chắn nắng che phủ hầu hết khu vực chính của công trình. Hệ mái này vừa không cho bức xạ mặt trời chiếu thẳng vào các không gian sử dụng, vừa giúp công trình đạt tỷ lệ cân đối, mới lạ. Đây chính là nét khác biệt của ngôi nhà. Ngoài ra, hệ thống lam và mái sảnh lớn chắn nắng cho những diện tích còn lại. Các giải pháp kiến trúc, nội ngoại thất đã xóa bỏ ngăn cách giữa không gian trong nhà với thiên nhiên bên ngoài. Hệ vách kính lớn, các khoảng vườn đa dạn

Lưu ý khi vay tiền xây nhà

Image
Dù nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay cá nhân, nhưng việc vay tiền để xây nhà hay sửa chữa lớn cũng không hề đơn giản. Đầu tháng 7, chị Nga, ngụ Q.7, TP.HCM, đến một số ngân hàng (NH) để tìm hiểu thủ tục và lãi suất (LS) cho vay xây nhà. Hầu hết các NH đưa ra LS 8 - 9%/năm trong 3 - 6 tháng đầu tiên, sau đó LS sẽ thả nổi và điều chỉnh theo thị trường.  Cũng có NH đưa ra mức LS cố định 10,5 - 11,5%/năm cho 6 hoặc 9 tháng tiếp theo của năm đầu vay vốn. Tính chung, LS vay để xây dựng, sửa nhà trong năm đầu tiên từ 8 - 11,5%, nhưng điều quan trọng là LS trong những năm tiếp theo cụ thể ra sao thì không NH nào đưa ra câu trả lời chính xác, mà tùy thuộc thị trường và quy định LS của từng NH. Với khoản vay dự định 700 triệu đồng trong thời gian 7 năm, LS 6 tháng đầu tiên là 8%/năm thì số tiền gốc chị Nga phải trả là 8,33 triệu đồng/tháng và tiền lãi 4,67 triệu đồng/tháng, tổng cộng 13 triệu đồng/tháng. “Ngán nhất là sau khi vay xong, LS bị điều chỉnh tăng mạnh lên

3 bước để có một bản vẽ thiết kế ưng ý

Image
Trong thực tế, không ít người sau khi xây nhà xong cảm thấy rất hối tiếc vì căn nhà của mình không đẹp như mình đã mong muốn, mặc dù vẫn chi tiền cho công tác thiết kế . Tại sao vậy ? Có thể nói nguyên nhân hàng đầu của tình trạng này là do chủ nhà đã không chọn đúng công ty thiết kế có kinh nghiệm hoặc do chủ nhà không biết cách làm việc để khai thác hết khả năng của công ty thiết kế. Vậy, làm sao để chọn được công ty thiết kế có uy tín và làm việc với công ty thiết kế như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất ? Hãy làm theo các bước sau đây để có một bản vẽ thiết kế đẹp nhé : Bước 1 : Tìm hiểu rõ về nhu cầu, sở thích và mong muốn của mình. Nhu cầu về phong thủy :  nếu như bạn tin tưởng vào phong thủy, hãy tìm đến một thầy phong thủy mà bạn tin tưởng để có được thông tin vị trí chính xác những chỗ đặt bếp, phòng ngủ, phòng làm việc… phù hợp với tuổi của bạn. Đây là những thông tin rất quan trọng để sau này các KTS thiết kế cho căn nhà của mình. Có trường hợp là nhà s

Có nên tốn tiền cho thiết kế không ?

Image
Có nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao mình phải tiêu tốn vài chục triệu đồng cho một bản thiết kế ? Mấy ông kiến trúc sư (KTS) sao mà dễ lấy tiền người ta thế nhỉ ? Chỉ nghệch nghệch, ngoạc ngoạc vài nét, in ra vài bộ bản vẽ thế rồi bỏ túi vài chục triệu đồng ngon lành.  Lần đó, nhà tôi ở quê muốn xây lại. Thế là ba tôi nói : "Con nghiên cứu, vẽ cho ba căn nhà !". Diện tích căn nhà cỡ 200m2, nhẩm sơ sơ nếu nhờ thiết kế tệ nào cũng mất khoảng 20 triệu. Tự nghĩ mình cũng có chút ít kinh nghiệm, tội gì phải tốn 20 triệu thuê thiết kế chi cho tốn kém. Thế là tôi bắt tay vào tự thiết kế luôn.  Đầu tiên, tôi nhờ bạn bè gửi cho một số mẫu bản vẽ theo kích thước gần giống với nhà tôi để tham khảo. Sau khi tham khảo kỹ càng, tôi chọn ra vài mẫu ưng ý và chỉnh sửa. Cuối cùng sau 2 tuần thì tác phẩm của tôi cũng hoàn tất và đưa vào xây dựng ! Trong thời gian xây dựng, ba tôi phải vừa đi làm, vừa phải trông coi thợ, thầu. Có lúc phải làm tăng ca cả tuần mới kịp tiến độ. Còn

Ước tính chi phí xây nhà như thế nào ?

Image
Có rất nhiều chủ nhà nghĩ rằng : chi phí xây dựng nhà là chi phí thi công xây dựng phần thô và hoàn thiện khoảng 5.000.000 đồng / m2 , cứ vậy nhân với diện tích xây dựng là ra phần kinh phí cần phải dự trù. Điều này thực là một sai lầm ! Điều đúng là : trước khi ước tính kinh phí xây dựng cho nhà của mình, các bạn cần phải nắm được những hạng mục công việc để hoàn tất một căn nhà như sau : Như vậy, để ước tính chi phí xây dựng cho căn nhà của mình, các bạn cần phải dự trù hết tất cả những chi phí liên quan đến việc hình thành căn nhà của mình. Tùy thuộc vào tình hình thực tế, có một số chi phí có thể sẽ được cắt giảm thường là chi phí thiết kế và chi phí xin giấy phép xây dựng. Hiện nay, nhờ các nguồn thông tin đa dạng từ mạng internet, bạn sẽ rất dễ dàng tham khảo được giá xây dựng của những công ty đăng tải trên mạng. Do đó, cách nhanh nhất để có được khoảng giá xây dựng cho căn nhà của mình là bạn hãy vào trang web www.google.com và gõ vào từ khóa “Báo giá xây dựng nhà”

Trước khi xây nhà, bạn cần chuẩn bị gì ?

Image
Xây nhà luôn là một công việc quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, cho nên trước khi chuẩn bị xây nhà thông thường ai cũng phải có những bước chuẩn bị kỹ càng với mong muốn rằng mình sẽ nhận được một căn nhà như ý. Tuy nhiên, có một sự thật là nhiều chủ nhà tưởng rằng mình đã chuẩn bị rất kỹ trước khi xây nhà, nhưng thực tế thì đến lúc làm vẫn có nhiều vấn đề phát sinh không lường trước làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành căn nhà. Nguyên nhân thường là do chủ nhà xây căn nhà đầu tiên nên không có kinh nghiệm trù bị những công việc một cách hợp lý. Do đó, thông qua loạt bài viết này, tôi có một mong muốn được giúp cho những người sắp sửa xây nhà có một cái nhìn toàn vẹn về quá trình chuẩn bị xây nhà như thế nào để có được một căn nhà  đẹp – bền – chi phí hợp lý – nằm trong kế hoạch. Bước 1 : Xác định nhu cầu sử dụng, công năng sử dụng Nhu cầu sử dụng là yếu tố đầu tiên cần phải dự trù khi xây nhà : Căn cứ vào diện tích đất xây dựng, số lượng thành viên trong gia đình, mong